Lý giải Cảm xạ

Cả những người ủng hộ và nhiều người hoài nghi cảm xạ đều tin rằng dụng cụ cảm xạ không có lực gì đặc biệt, mà chỉ khuếch đại các chuyển động nhỏ không cảm nhận được của tay phát sinh từ mong đợi của nhà cảm xạ. Hiện tượng tâm lý đó được biết với cái tên "hiệu quả vô thức" (ideomotor effect). Một số người ủng hộ cảm xạ nhất trí với giải thích đó, nhưng cho rằng nhà cảm xạ có sự nhậy cảm tiềm thức đối với môi trường, có thể nhờ thụ điện (electroception), thụ từ (magnetoception), hoặc dòng đất (telluric currents). Một số nhà cảm xạ nói năng lực của họ là phi thường (paranormal). Hiện nay cộng đồng khoa học đã phủ nhận Cảm xạ và đưa vào phạm trù Giả khoa học.

Theo khoa học

Đến nay chưa có nhà khoa học nào ở Việt Nam thử lý giải công việc cảm xạ; chỉ có bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ Địa sinh học, trực thuộc Đại học Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh đề cập tới cơ sở khoa học của cảm xạ trong các giáo trình giảng dạy từ các khía cạnh:

  • Sự phát xạ của mọi vật thể và sóng hình dạng;
  • Mối quan hệ hỗ tương giữa các bức xạ của vũ trụTrái Đất;
  • Sinh từ tính học[6].

Không theo khoa học

Trên thế giới có hai học thuyết cố gắng lý giải sự hoạt động của hiện tượng cảm xạ: lý thuyết "vật lý" và lý thuyết "tâm thần".

  • Phương pháp vật lý đặt giả thiết rằng các dòng nước chảy ngầm dưới đất phát ra những bức xạ nào đó chưa xác định rõ hoặc "rung" một cách đặc thù mà một số người cảm nhận được. Bức xạ đó tác động tới hệ thần kinh của con người khiến các cơ bắp rung động và kết quả là khiến cho con lắc hoặc đũa chuyển động. Các nhà khoa học cho rằng sở dĩ đũa chuyển động là vì trung tâm trọng lực nằm ngoài điểm tựa. Hệ ổn định mờ đó nhậy cảm với sự cố định không hoàn hảo (ví dụ cầm trong tay) và chỉ phản ứng với trọng trường Trái Đất. Tác động của "bức xạ" đến hệ thần kinh cũng không phải là xác suất, bởi vì cơ chế dẫn các xung điện qua dây thần kinh rất giống sự truyền tín hiệu qua thang các bộ chuyển tiếp Schmitt.
  • Lý thuyết tâm thần giả định rằng hiệu quả cảm xạ có thể liên quan với một trong các đặc tính của trí tuệ con người. Quan điểm này được xếp vào sự phân tích từ góc độ cận tâm lý học.